Theo quy định pháp luật hiện hành, mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có một giấy phép hoạt động không có thời hạn do cơ quan có thẩm quyền cấp.
1. Hình thức hoạt động
Phòng khám tư nhân có thể hoạt động dưới hai hình thức chính:
Mục lục Nội dung
Toggle– Phòng khám đa khoa: Cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho nhiều chuyên khoa
– Phòng khám chuyên khoa: Tập trung vào một hoặc một số chuyên khoa cụ thể như nội, ngoại, sản, nhi.
2. Điều kiện để mở phòng khám
2.1. Giấy phép cần thiết:
– Giấy phép đăng ký kinh doanh: Cần phải thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.
– Giấy phép hoạt động ngành, nghề khám chữa bệnh, chữa bệnh: đây là giấy phép con cần có để hoạt động hợp pháp.
2.2. Cơ sở vật chất
– Có địa điểm cố định và đảm bảo an toàn về bức xạ và phòng cháy chữa cháy.
– Phải có khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại.
2.3. Nhân lực
– Phòng khám phải có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn.
– Người chịu trách nhiệm chuyên môn kĩ thuật phải có ít nhất 36 tháng kinh nghiệm hành nghề.
2.4. Trang thiết bị y tế:
– Cần có đầy đủ thiết bị y tế cần thiết cho các chuyên khoa mà phòng khám đăng ký hoạt động.
3. Thủ tục xin cấp giấy phép
Bước 1: Nộp hồ sơ
Hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Bản sao Giấy phép hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn và các nhân sự khác (nếu có)
– Danh sách cơ sở vật chất, thiết bị y tế và nhân sự.
Bước 2: Nộp lệ phí
– Lệ phí thẩm định cho giấy phép phòng khám đa khoa là khoảng 5.700.000 đồng, Trong khi đó phòng khám chuyên khoa là khoảng 4.300.000 đồng.
Bước 3: Nhận kết quả
– Sau khi nộp hồ sơ, thời gian cấp giấy phép là khoảng 45 ngày làm việc.Người đại diện cần mang theo giấy hẹn để nhận kết quả tại Sở Y tế.
– Việc mở phòng khám tư nhân yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng dịch vụ y tế cho người dân.
4. Dịch vụ xin cấp giấy phép thành lập phòng khám của VP Luật Trí Nhân
– Tư vấn về loại hình phòng khám mà khách hàng muốn thành lập
– Tư vấn về điều kiện và thủ tục mở phòng khám đa khoa, chuyên khoa; phòng khám khác
– Tư vấn, hướng dẫn toàn bộ quy trình chuẩn bị hồ sơ từ việc lựa chọn đặt tên, chuẩn bị hồ sơ pháp lý, cơ sở vật chất,..đáp ứng đủ điều kiện xin giấy phép thành lập phòng khám tư nhân
– Soạn thảo, hoàn thiện các hồ sơ pháp lý và thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền liên quan đến thủ tục xin cấp giấy phép thành lập phòng khám tư nhân
– Đại diện khách hàng nộp hồ sơ, nộp phí thẩm định hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và cấp phép
– Đại diện khách hàng làm thủ tục giải trình, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền (nếu có)
– Tư vấn, hỗ trợ và phối hợp với khách hàng tiếp đón đoàn thẩm định để xác minh việc đắp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật tại cơ sở
– Đại diện khách hàng nhận kết quả (Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh) và bàn giao lại cho khách hàng
– Hỗ trợ, tư vấn pháp lý thường xuyên cho khách hàng sau khi thành lập
Nếu quý khách hàng đang gặp phải bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, hãy liên hệ với Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 096.758.4290. Hoặc quý khách hàng có thể gửi yêu cầu chi tiết qua email: trinhanlaw@gmail.com để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc nhanh chóng về vấn đề: Giấy phép thành lập Phòng khám.