Dịch vụ Pháp lý

Chúng tôi tập trung vào các hoạt động tham gia Tố tụng, tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý khác như cấp giấy phép cho ngành nghề đặc thù (y tế, PCCC,…)

Giấy phép Quảng cáo

Cơ sở pháp lý quy định hoạt động quảng cáo

– Luật quảng cáo năm 2012 (sửa đổi bổ sung năm 2018);

– Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo;

– Thông tư 09/2015/TT-BYT ban hành ngày 25 tháng 05 năm 2015 quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.

Những sản phẩm/dịch vụ phải xin giấy phép quảng cáo

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, để có thể mở rộng thị trường tăng doanh số bán hàng hoặc sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp sẽ tiến hành các hoạt động quảng cáo để sản phẩm/dịch vụ của Doanh nghiệp đến với người sử dụng.

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 09/2015/TT-BYT quy định phạm vi điều chỉnh điều kiện, thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế, bao gồm:

– Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Trong đó bao gồm cả khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, phục hồi chức năng, giải phẫu thẩm mỹ…; sản phẩm dinh dưỡng bổ sung và sản phẩm sữa dành cho trẻ em.

– Thuốc dùng cho người;

– Mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người;

– Vắc xin, sinh phẩm y tế;

– Trang thiết bị y tế;

– Thực phẩm; phụ gia thực phẩm;

– Vật tư thú y, thuốc thú y;

– Hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực y tế và gia dụng

– Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật, vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu làm thuốc bảo vệ thực vật;

– Sản phẩm phục vụ công tác chăn nuôi: chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi.

Điều kiện chung để xin giấy phép quảng cáo

Bước đầu tiên để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thể quảng cáo sản phẩm là phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 20 Luật Quảng cáo 16/2012/QH13, cụ thể:

Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu thực hiện quảng cáo về hoạt động kinh doanh dịch vụ, hàng hóa;

Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng hoặc sở hữu tài sản nếu thực hiện quảng cáo cho các loại tài sản mà pháp luật quy định phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu tài sản;

Có đủ các tài liệu chứng minh sự hợp quy, hợp chuẩn của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ được quảng cáo theo quy định.

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BYT quy định điều kiện chung để cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo như sau:

1. Nội dung quảng cáo phải bảo đảm đúng các quy định của pháp luật về quảng cáo, không có hành vi bị cấm quy định tại Điều 8 của Luật quảng cáo. Cụ thể điều cấm như sau:

– Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật quảng cáo

– Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.

– Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

– Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.

– Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

– Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.

– Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.

– Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

– Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.

– Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.

– Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

– Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

– Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

– Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.

– Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.

– Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.

2. Tiếng nói, chữ viết, hình ảnh trong quảng cáo phải bảo đảm ngắn gọn, thông dụng, đúng quy định tại Điều 18 của Luật quảng cáo. Cỡ chữ nhỏ nhất trong nội dung quảng cáo phải bảo đảm tỷ lệ đủ lớn để có thể đọc được trong điều kiện bình thường và không được nhỏ hơn tỷ lệ tương đương cỡ chữ VNtime hoặc Times New Roman 12 trên khổ giấy A4.

Ngoài ra, đối với một số sản phẩm/dịch vụ quảng cáo khác sẽ có những quy định riêng về điều kiện:

  • Quảng cáo mỹ phẩm: Phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo đúng quy định;
  • Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực y tế, gia dụng: Có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành (CFS) được cấp bởi Bộ Y tế;
  • Quảng cáo sữa, các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ (không bao gồm bình vú ngậm nhân tạo, bình vú, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, các loại sữa dùng để thay thế sữa mẹ cho trẻ dưới 2 tuổi), quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm: Phải có giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
  • Quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh: Phải có chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề được cấp bởi ngành y tế theo quy định;
  • Quảng cáo vật tư, nguyên liệu thuốc, thuốc bảo vệ thực vật: Phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
  • Quảng cáo sinh vật có ích cho công tác bảo vệ thực vật: Phải có giấy phép kiểm dịch thực vật được cấp bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  • Quảng cáo vật tư thú y, thuốc thú y: Phải có bản tóm tắt đặc tính sản phẩm và giấy phép lưu hành sản phẩm tự do;
  • Quảng cáo chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi/trồng trọt, giống cây trồng, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, phân bón: Phải có văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm hoặc giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm.

Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo mới nhất

Theo quy định tại Thông tư số 09/2015/TT-BYT, hồ sơ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm, giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng bao gồm:

1. Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;

2. Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

3. Mẫu nhãn sản phẩm theo quy định;

4. Nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo, gồm:

– Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình:

  • 1 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa âm thanh, đĩa mềm, file mềm;
  • 3 kịch bản quảng cáo dự kiến có miêu tả rõ về phương tiện, nội dung, phần nhạc, phần hình ảnh (đối với báo hình), phần lời.

– Đối với quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo khác ngoài báo nói, báo hình:

  • File mềm chứa nội dung quảng cáo dự kiến;
  • 3 bản ma-két nội dung quảng cáo dự kiến in màu.

– Đối với quảng cáo thông qua tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo:

  • Nội dung bài báo cáo, tài liệu sẽ trình bày, phát cho người tham dự;
  • Bảng kê tên, trình độ chuyên môn, chức danh khoa học của báo cáo viên (*);
  • Mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình đã được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền còn hiệu lực (nếu nội dung của mẫu quảng cáo đã được duyệt);
  • Chương trình có ghi rõ địa chỉ cụ thể của địa điểm tổ chức, thời gian tổ chức (ngày/tháng/năm), nội dung báo cáo.

Ngoài ra, tùy sản phẩm, dịch vụ cần xin giấy phép quảng cáo mà bạn bổ sung:

Đối với hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

  • Bản thông tin chi tiết về sản phẩm thực phẩm chức năng đã được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận công bố phù hợp với quy định ATTP (nếu sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật) hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tài liệu đáng tin cậy, hợp lệ chứng minh cho công dụng, tính năng, thông tin của thực phẩm chức năng (nếu nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng có đề cập đến công dụng, tính năng, thông tin không có trong bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).

Đối với hồ sơ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm

  • Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tài liệu đáng tin cậy, hợp lệ chứng minh công dụng, tính năng của mỹ phẩm (nếu nội dung quảng cáo mỹ phẩm đề cập đến công dụng, tính năng không có trong nội dung của phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp sổ tiếp nhận bởi cơ quan có thẩm quyền).

Lưu ý:

1) Trường hợp đơn vị bạn được ủy quyền thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng hoặc quảng cáo mỹ phẩm thì cần bổ sung:

  • Văn bản ủy quyền theo quy định;
  • Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị mình.

2) Đối với các tài liệu xác thực, chứng minh, tham khảo thông tin trong nội dung quảng cáo:

  • Bằng tiếng Anh: Phải được dịch thuật sang tiếng Việt có kèm theo bản gốc. Bản dịch thuật cần có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp xin giấy phép quảng cáo;
  • Bằng ngôn ngữ nước ngoài (khác tiếng Anh): Phải được dịch thuật sang tiếng Việt có kèm theo bản gốc. Bản dịch thuật cần được công chứng theo quy định.

3) Mẫu nội dung quảng cáo phải trình bày trên khổ giấy A4. Trường hợp thực hiện quảng cáo ngoài trời, mẫu hình thức quảng cáo khổ lớn có thể trình bày trên khổ giấy A3 hoặc khổ giấy khác có ghi rõ tỷ lệ kích thước so với kích thước thật.

4) Các giấy tờ trong bộ hồ sơ nêu trên phải còn hiệu lực, là bản sao có đóng dấu của đơn vị xin giấy phép quảng cáo hoặc bản sao công chứng.

5) Các tài liệu cung cấp trong bộ hồ sơ phải đảm bảo:

  • Có dấu và dấu giáp lai của đơn vị xin cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng hoặc quảng cáo mỹ phẩm;
  • Được in ấn rõ ràng, đảm bảo trình tự sắp xếp theo quy định, có danh mục tài liệu, trang bìa, có phân cách bằng giấy màu giữa các phần.

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo

  • Đối với sản phẩm thực phẩm chức năng: Cục An toàn thực phẩm là cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin giấy xác nhận nội dung quảng cáo;
  • Đối với sản phẩm mỹ phẩm: Sở Y tế, nơi đặt trụ sở chính của cơ sở đứng tên trên phiếu công bố mỹ phẩm là cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin giấy xác nhận nội dung quảng cáo.

Dịch vụ xin giấy phép quảng cáo của VP Luật Trí Nhân

Văn phòng Luật Trí Nhân với hơn 15 năm kinh nghiệm trong việc hướng dẫn, tư vấn giấy phép quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ có thể giúp bạn thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Trong quá trình tư vấn giấy phép quảng cáo, chúng tội sẽ thực hiện các công việc sau:

– Tư vấn cho khách hàng hình thức, nội dung quảng cáo trước khi tiến hành công việc

– Tư vấn khách hàng sửa lại kịch bản, marketing, nội dung quảng cáo cho phù hợp với quy định của pháp luật

– Tư vấn soạn thảo hồ sơ xin giấy phép quảng cáo cho khách hàng.

– Tư vấn khách hàng nộp hồ sơ xin giấy phép quảng cáo tại cơ quan chức năng

– Trường hợp hồ sơ yêu cầu sửa đổi, bổ sung tài liệu…chúng tôi sẽ tư vấn khách hàng sửa đổi hồ sơ, chuẩn bị và bổ sung tài liệu theo yêu cầu của cơ quan cấp phép.

– Tư vấn các vấn đề liên quan đến giấy phép quảng cáo sau khi hoàn thành công việc.

Liên hệ với chúng tôi

Nếu bạn đang cần xin giấy phép quảng cáo hoặc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ với Luật Trí Nhân qua số điện thoại 096.758.4290 hoặc gửi yêu cầu qua email: trinhanlaw@gmail.com để được tư vấn chi tiết

Luật Trí Nhân – Đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp!

Đánh giá

Chọn số (1-5) sao để đánh giá

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số đánh giá 2

Chưa có đánh giá! Bạn hãy là người đầu tiên

Khi bạn thấy hữu ích...

Hãy Bấm Theo Dõi trên các nền tảng khác nhé

Chúng tôi xin lỗi vì chưa làm bạn hài lòng

Chúng tôi sẽ cải tiến

Hãy cho chúng tôi biết cần cải tiến

Quy trình làm việc​

  • 1. TIẾP NHẬN – Con người là trên hết

    Mọi thông tin được tiếp nhận từ nhu cầu của khách hàng, thân chủ sẽ do các luật sư chuyên trách đảm nhiệm và phân tích, đánh giá các quy trình thực hiện.

  • 2. XỬ LÝ – Kiến thức và lợi ích các bên hài hòa

    Mỗi vụ việc có đặc thù riêng đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu sắc, đưa ra phương thức làm việc với các bên liên quan, đồng thời điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp thực tế. Xử lý nhanh và đúng theo các chuẩn mực pháp luật cũng như các quy định hành chính là trách nhiệm của đội ngũ chúng tôi.

  • 3. KẾT QUẢ - có lợi cho thân chủ, khách hàng

    Bằng hoạt động của mình, chúng tôi mang lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng theo cam kết của 2 bên.

VPLS Trí Nhân​

Đội ngũ của Chúng tôi

Vu
Ls. Dương Văn Vũ

Trưởng Văn phòng luật sư

z5927572770653_095b543b9ba733456b7cc9dfb3d8a8eb
Phạm Đình Toản

(Luật gia - Chuyên sở hữu Trí tuệ)

Quynh
Ls. Đặng Văn Quỳnh
Hoang Anh
Tạ Hoàng Anh

Trưởng phòng Tư vấn

Nhật xét đánh giá​

Về Dịch vụ Pháp lý thường xuyên

Chúng tôi hài lòng với hệ thống pháp lý mà VPLS xây dựng cho công ty. Khi mới thành lập chúng tôi chỉ tập trung vào sản xuất, còn các vấn đề văn bản pháp lý, thủ tục đã được Trí Nhân giải quyết.

Trần Ngọc Hiệp CEO - Nhựa Hiệp Minh

Chi nhánh của chúng tôi không có cán bộ pháp lý nên sử dụng dịch vụ Gói cơ bản của VPLS rất thích hợp. Các giấy phép con cũng được các bạn tư vấn làm thuận lợi.

Hữu Chung Trưởng Chi nhánh

Việc hợp tác với VPLS giúp tôi giảm được chi phí, không phải bận tâm nhiều về các thủ tục pháp lý. Hợp đồng kinh tế chuẩn là thế mạnh của VPLS

Hoàng Đông Giám đốc