Dịch vụ Pháp lý

Chúng tôi tập trung vào các hoạt động tham gia Tố tụng, tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý khác như cấp giấy phép cho ngành nghề đặc thù (y tế, PCCC,…)

Công bố mỹ phẩm

Dịch vụ công bố mỹ phẩm là việc làm bắt buộc của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trước khi muốn đưa một sản phẩm mỹ phẩm bất kỳ ra thị trường. Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm.

Công bố mỹ phẩm là gì? Giấy công bố mỹ phẩm là gì?

Công bố mỹ phẩm là việc mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu mỹ phẩm tiến hành các thủ tục tại cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để được cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm

Giấy công bố mỹ phẩm còn gọi chính xác là phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm. Trên giấy có xác nhận nội dung công bố trên giấy công bố là phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về mỹ phẩm. Giấy này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Khi được cấp giấy công bố mỹ phẩm, doanh nghiệp sẽ có đủ điều kiện nhập khẩu các sản phẩm mỹ phẩm sản xuất tại nước ngoài. Đây cũng là thủ tục cần thiết để mỹ phẩm được lưu hành trên thị trường.

Điều kiện để thực hiện việc đăng ký công bố mỹ phẩm tại Việt Nam

Để tiến hành thủ tục công bố mỹ phẩm, sản phẩm công bố và đơn vị công bố phải đáp ứng các điều kiện sau:

 Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Đơn vị công bố phải có ngành nghề, sản xuất, kinh doanh mua bán (bán buôn, bán lẻ mỹ phẩm), xuất nhập khẩu mỹ phẩm.

Điều kiện về giấy phép sản xuất

Đối với các sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước, đơn vị công bố phải nộp kèm theo giấy phép sản xuất mỹ phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Điều kiện về kiểm nghiệm sản phẩm

Với các sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước, khi tiến hành thủ tục công bố mỹ phẩm, sản phẩm phải được kiểm nghiệm tại trung tâm kiểm nghiệm để kiểm tra thành phần mỹ phẩm.

 Điều kiện đối với sản phẩm nhập khẩu

Sản phẩm nhập khẩu để có thể công bố phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do cho sản phẩm tại quốc gia sản xuất và giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho đơn vị phân phối tại Việt Nam đại diện công bố.

Điều kiện về sản phẩm công bố

Sản phẩm mỹ phẩm công bố phải nằm trong danh mục sản phẩm mỹ phẩm được phép công bố theo quy định của pháp luật, thành phần tạo thành sản phẩm phải đáp ứng tiêu chuẩn và không gây hại cho người sử dụng

Quy trình công bố mỹ phẩm

Quy trình công bố mỹ phẩm được chia thành 02 thủ tục:

  • Công bố lưu hành đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước;
  • Công bố lưu hành mỹ phẩm nhập khẩu.

Hồ sơ xin cấp giấy công bố mỹ phẩm

Đối với sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước

  1. Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định;
  2. Giấy ủy quyền phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (đối với tổ chức, cá nhân không phải nhà sản xuất);
  3. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS); (trừ trường hợp sản phẩm mỹ phẩm được lưu hành và xuất khẩu từ các nước thành viên Hiệp định CPTPP).

Đối với sản phẩm mỹ phẩm sản xuất tại nước ngoài

  1. Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định;
  2. Giấy ủy quyền phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (đối với tổ chức, cá nhân không phải nhà sản xuất).

Hồ sơ công bố lưu hành mỹ phẩm

*Hồ sơ công bố lưu hành mỹ phẩm sản xuất trong nước:
  • Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố);
  • Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường. Trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất; thì phải có bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà sản xuất;
  • Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy uỷ quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất);
  • Bản kiểm nghiệm và bản công thức của mỹ phẩm công bố;
  • Bản tiêu chuẩn chất lượng của mỹ phẩm và phương pháp thử;
  • Phiếu kiểm nghiệm;
  • Dữ liệu kỹ thuật hoặc dữ liệu lâm sàng để chứng minh những công dụng đặc biệt của sản phẩm (nếu có);
  • – Nhãn sản phẩm.

*Hồ sơ công bố lưu hành mỹ phẩm nhập khẩu:

– Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố);

– Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức; cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường. Trường hợp tổ chức; cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất; thì phải có bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà sản xuất;

– Giấy uỷ quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm uỷ quyền cho tổ chức; cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam; phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

– Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS): Chỉ áp dụng đối với trường hợp công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu và đáp ứng các yêu cầu sau:

+ CFS do nước sở tại cấp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ, còn hạn. Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp.

+ CFS phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

  • Công thức thành phần: Ghi đầy đủ các thành phần cấu tạo; hàm lượng hoặc tỷ lệ phần trăm của từng thành phần;
  • Bản phác thảo định hướng phát triển.

Xử lý vi phạm khi không đăng ký công bố mỹ phẩm có bán trên thị trường

  • Theo quy định tại Điều 68 Nghị định 117/2020/NĐ-CP Ngày 28/09/2020 thì đối với hành vi đưa sản phẩm mỹ phẩm ra lưu thông khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
  • Ngoài hình phạt chính là phạt tiền sẽ có thêm hình thức xử phạt bổ sung là Đình chỉ hoạt động kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm trong thời hạn từ 03 đến 06 tháng và:
  • Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm mỹ phẩm vi phạm.

Dịch vụ xin giấy phép công bố mỹ phẩm tại Luật Trí Nhân

Các công việc mà luật sư sẽ thực hiện khi khách hàng sử dụng dịch vụ công bố lưu hành mỹ phẩm tại VP Luật Trí Nhân gồm:

  • Tư vấn các thủ tục liên quan đến việc xin giấy công bố mỹ phẩm.
  • Tiếp nhận thông tin, giấy tờ và yêu cầu của doanh nghiệp trong việc công bố mỹ phẩm.
  • Tư vấn, cung cấp các thông tin toàn diện về các quy định liên quan đến công bố mỹ phẩm và tính hợp pháp, hợp lệ của từng tài liệu liên quan đến công bố mỹ phẩm tại Việt Nam.
  • Tư vấn về việc chuẩn bị, cung cấp các tài liệu, giấy tờ liên quan, các loại giấy tờ bổ sung… để đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian theo các quy định của pháp luật.
  • Xây dựng và nộp hồ sơ công bố chất lượng mỹ phẩm nhập khẩu tại Cục Dược thuộc Bộ Y tế
  • Quản lý, theo sát toàn bộ tiến trình giải quyết hồ sơ.
  • Ra giấy phép, nhận giấy chứng nhận và hồ sơ đã được xác nhận và gửi cho Quý khách hàng.

Nếu quý khách hàng đang gặp phải bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, hãy liên hệ với Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 096.758.4290. Hoặc quý khách hàng có thể gửi yêu cầu chi tiết qua email: trinhanlaw@gmail.com để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc nhanh chóng về vấn đề: Dịch vụ công bố mỹ phẩm.

Đánh giá

Chọn số (1-5) sao để đánh giá

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số đánh giá 4

Chưa có đánh giá! Bạn hãy là người đầu tiên

Khi bạn thấy hữu ích...

Hãy Bấm Theo Dõi trên các nền tảng khác nhé

Chúng tôi xin lỗi vì chưa làm bạn hài lòng

Chúng tôi sẽ cải tiến

Hãy cho chúng tôi biết cần cải tiến

Quy trình làm việc​

  • 1. TIẾP NHẬN – Con người là trên hết

    Mọi thông tin được tiếp nhận từ nhu cầu của khách hàng, thân chủ sẽ do các luật sư chuyên trách đảm nhiệm và phân tích, đánh giá các quy trình thực hiện.

  • 2. XỬ LÝ – Kiến thức và lợi ích các bên hài hòa

    Mỗi vụ việc có đặc thù riêng đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu sắc, đưa ra phương thức làm việc với các bên liên quan, đồng thời điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp thực tế. Xử lý nhanh và đúng theo các chuẩn mực pháp luật cũng như các quy định hành chính là trách nhiệm của đội ngũ chúng tôi.

  • 3. KẾT QUẢ - có lợi cho thân chủ, khách hàng

    Bằng hoạt động của mình, chúng tôi mang lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng theo cam kết của 2 bên.

VPLS Trí Nhân​

Đội ngũ của Chúng tôi

Vu
Ls. Dương Văn Vũ

Trưởng Văn phòng luật sư

z5927572770653_095b543b9ba733456b7cc9dfb3d8a8eb
Phạm Đình Toản

(Luật gia - Chuyên sở hữu Trí tuệ)

Quynh
Ls. Đặng Văn Quỳnh
Hoang Anh
Tạ Hoàng Anh

Trưởng phòng Tư vấn

Nhật xét đánh giá​

Về Dịch vụ Pháp lý thường xuyên

Chúng tôi hài lòng với hệ thống pháp lý mà VPLS xây dựng cho công ty. Khi mới thành lập chúng tôi chỉ tập trung vào sản xuất, còn các vấn đề văn bản pháp lý, thủ tục đã được Trí Nhân giải quyết.

Trần Ngọc Hiệp CEO - Nhựa Hiệp Minh

Chi nhánh của chúng tôi không có cán bộ pháp lý nên sử dụng dịch vụ Gói cơ bản của VPLS rất thích hợp. Các giấy phép con cũng được các bạn tư vấn làm thuận lợi.

Hữu Chung Trưởng Chi nhánh

Việc hợp tác với VPLS giúp tôi giảm được chi phí, không phải bận tâm nhiều về các thủ tục pháp lý. Hợp đồng kinh tế chuẩn là thế mạnh của VPLS

Hoàng Đông Giám đốc