Tranh chấp tài sản khi ly hôn là một trong những vấn đề phức tạp và nhạy cảm trong các vụ án ly hôn. Nó không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi kinh tế của mỗi bên, mà còn tác động trực tiếp đến cuộc sống sau ly hôn của các thành viên trong gia đình.
Mục lục Nội dung
Toggle
Việc giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn cần được tiến hành dựa trên nguyên tắc công bằng và hợp lý, đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên liên quan. Để hiểu rõ hơn về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn, mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
Theo quy định pháp luật, việc giải quyết tài sản khi ly hôn được thực hiện theo các văn bản pháp lý như:
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015
- Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTP
Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng
Khi ly hôn, việc chia tài sản chung của vợ chồng được quy định Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, dựa trên các nguyên tắc nhằm bảo đảm công bằng và hợp lý cho cả hai bên. Cụ thể:
1. Nguyên tắc giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn:
- Thỏa thuận: Trước tiên, tài sản chung của vợ chồng sẽ được giải quyết theo thỏa thuận của hai bên. Nếu vợ chồng có thỏa thuận hợp pháp về việc chia tài sản thì Tòa án sẽ tôn trọng và thực hiện theo thỏa thuận đó.
- Theo yêu cầu: Nếu vợ chồng không thỏa thuận được, Tòa án sẽ căn cứ vào yêu cầu của một trong hai bên để phân chia tài sản theo nguyên tắc bình đẳng, công bằng và bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên.
- Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, con cái: Khi chia tài sản, Tòa án sẽ ưu tiên bảo vệ quyền lợi hợp pháp của phụ nữ và con cái, đặc biệt là con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất khả năng lao động, không có khả năng tự nuôi mình.
2. Nguyên tắc chia tài sản chung:
- Chia đôi nhưng có tính đến hoàn cảnh của mỗi bên: Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, tuy nhiên sẽ xem xét các yếu tố như:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng: Điều kiện sống của mỗi bên sau ly hôn, đặc biệt nếu một bên gặp khó khăn hoặc phải nuôi con nhỏ, có thể là yếu tố để Tòa án xem xét phân chia tài sản không đồng đều.
- Công sức đóng góp của mỗi bên: Mức độ đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển tài sản chung sẽ được xem xét. Lao động của vợ hoặc chồng trong gia đình, mặc dù không trực tiếp tạo ra thu nhập, cũng được tính như lao động có thu nhập
- Bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên trong sản xuất, kinh doanh, nghề nghiệp: Trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp: Tài sản được dùng để phục vụ cho công việc, kinh doanh của mỗi bên có thể được giữ lại để đảm bảo họ có điều kiện tiếp tục lao động và tạo thu nhập.
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng: Trong trường hợp ly hôn do một bên vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ vợ chồng, Tòa án sẽ xem xét yếu tố lỗi khi chia tài sản. Ví dụ, nếu một bên có hành vi ngoại tình, bạo lực gia đình hoặc không hoàn thành trách nhiệm nuôi dưỡng con cái, điều này có thể ảnh hưởng đến quyết định chia tài sản.
3. Tài sản riêng của vợ, chồng:
- Nguyên tắc: Tài sản riêng của ai thì thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung.
- Chia tài sản riêng: Tài sản riêng có thể được chia nếu có thỏa thuận của vợ chồng về việc nhập vào tài sản chung hoặc sử dụng cho mục đích chung của gia đình trong thời kỳ hôn nhân.
4. Tài sản bảo vệ lợi ích thiết yếu của con cái:
Khi giải quyết ly hôn, Tòa án sẽ xem xét đến việc bảo đảm cho các con có điều kiện sống và học tập tốt nhất. Tài sản phục vụ lợi ích thiết yếu của con (như nhà ở, tiền học, tài sản sinh lợi cho con) sẽ được phân chia sao cho đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con cái.
5. Tài sản là quyền sử dụng đất:
Quyền sử dụng đất của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể là tài sản chung hoặc tài sản riêng, tùy theo nguồn gốc tài sản. Việc xác định tài sản chung/riêng liên quan đến quyền sử dụng đất dựa trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và việc góp công sức của vợ, chồng.
6. Xử lý nợ chung của vợ chồng:
Khi ly hôn, việc chia nợ chung thường được giải quyết theo nguyên tắc:
- Chia đôi nợ nhưng có xem xét đến hoàn cảnh cụ thể của mỗi bên, khả năng tài chính, mức độ công sức đóng góp trong việc thực hiện nghĩa vụ chung.
- Nếu vợ chồng có thỏa thuận về việc chia nợ, thì Tòa án sẽ tôn trọng và xem xét thỏa thuận này, miễn là không vi phạm pháp luật và không ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba.
- Nếu nợ chung do một bên sử dụng, nhưng để phục vụ lợi ích của gia đình thì khoản nợ này vẫn được coi là nợ chung và cả hai vợ chồng đều phải có trách nhiệm thanh toán
7. Tài sản có liên quan đến bên thứ ba:
Nếu tài sản chung của vợ chồng có liên quan đến quyền lợi của bên thứ ba (ví dụ: khoản vay từ ngân hàng, tài sản thế chấp), thì việc giải quyết tài sản phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của bên thứ ba.
Phương thức giải quyết tài sản sau khi ly hôn
Có ba phương thức giải quyết chính:
- Thương lượng: Vợ chồng tự thống nhất với nhau về việc chia tài sản.
- Hòa giải: Một giải pháp thân thiện, không ràng buộc pháp lý, giúp các bên đạt thỏa thuận với sự hỗ trợ của bên thứ ba.
- Khởi kiện tại tòa án: Nếu không đạt được thỏa thuận, vợ chồng có quyền khởi kiện theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Thủ tục giải quyết tranh chấp
Khi tranh chấp xảy ra các đương sự nộp đơn khởi kiện đến Tòa án cấp có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn như sau:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện
Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết bằng một trong các phương thức sau
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công Quốc gia (nếu có).
Bước 2: Toà án tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện
Thứ nhất, tiếp nhận đơn
- Nếu nộp trực tiếp, Tòa án cấp ngay giấy xác nhận đơn cho người khởi kiện
- Nếu nộp theo đường dịch vụ bưu chính, Tòa án gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn
- Nếu nộp bằng phương thức gửi trực tuyến, Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng dịch vụ công Quốc gia (nếu có)
Thứ hai, xử lý đơn
Bước 3: Thụ lý đơn khởi kiện
Căn cứ Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, khi xét thấy hồ sơ khởi kiện đầy đủ và vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán sẽ ra thông báo cho người khởi kiện thực hiện thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Bước 4: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm
Thời hạn chuẩn bị xét xử là 4 tháng kể từ ngày thụ lý. Trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng.
Bước 5: Mở phiên tòa xét xử sơ thẩm
Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng
Bước 6: Thẩm phán ban hành bản án hoặc quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên về việc giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn
Bước 7: Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm nếu có kháng cáo, kháng nghị
Theo quy định của Điều 270, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
Thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án
- Đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
- Đối với trường hợp đương sự đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
Dịch vụ tư vấn tranh chấp tài sản khi ly hôn tại Luật Trí Nhân
Khi sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật Trí Nhân, khách hàng sẽ được hỗ trợ toàn diện, bao gồm:
- Tư vấn pháp lý chi tiết: Chúng tôi giải thích rõ ràng các quy định pháp luật về phân chia tài sản, giúp quý khách hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
- Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ: Hỗ trợ quý khách chuẩn bị đầy đủ các tài liệu pháp lý cần thiết để nộp lên Tòa án.
- Đại diện khách hàng: Chúng tôi sẽ đại diện khách hàng trong quá trình thương lượng, hòa giải và trong suốt quá trình tố tụng tại Tòa án.
- Theo dõi và hỗ trợ toàn diện: Đội ngũ luật sư của chúng tôi sẽ theo dõi sát sao tình hình vụ việc và hỗ trợ khách hàng trong mọi tình huống phát sinh.
Liên hệ với chúng tôi
Nếu quý khách đang gặp phải tranh chấp tài sản khi ly hôn hoặc cần tư vấn pháp lý liên quan, hãy liên hệ với Văn phòng Luật sư Trí Nhân qua:
- Hotline: 096.758.4290
- Email: trinhanlaw@gmail.com