Dịch vụ Pháp lý

Chúng tôi tập trung vào các hoạt động tham gia Tố tụng, tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý khác như cấp giấy phép cho ngành nghề đặc thù (y tế, PCCC,…)

Quyền nuôi con cái và phân chia tài sản chung khi ly hôn

Tranh chấp về hôn nhân và gia đình là những tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Thông thường, các bên tranh chấp thường tự thỏa thuận về nuôi con, cấp dưỡng, chia tòa sản. Trường hợp các bên không tự thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết trong vụ án ly hôn.

1. Giải quyết quyền nuôi con

* Các trường hợp ly hôn, giành quyền nuôi con:

Một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn

Căn cứ ly hôn được áp dụng trong trường hợp này là việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng… làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài; mục đích hôn nhân không đạt được hoặc một bên vợ hoặc chồng bị tòa án tuyên bố mất tích. Hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng có thể dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau nhưng khi đánh giá phải dựa trên cơ sở: mẫu thuẫn giữa vợ và chồng đã sâu sắc đến mức không thể hòa giải; vợ chồng không còn yêu thương nhau; vợ chồng không thể tiếp tục chung sống;…

Quyết định tuyên bố mất tích của tòa án cũng được coi là căn cứ ly hôn nếu người vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích yêu cầu được ly hôn. Khi vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích có nghĩa là họ đã biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm mà vẫn không có tin xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết.

Cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu ly hôn

Khi một bên vợ, chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ, thì cha mẹ hoặc người thân thích khác có quyền yêu cầu ly hôn.

Khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định quyền yêu cầu ly hôn của cha, mẹ, người thân thích khác để bảo vệ quyền lợi cho họ trong trường hợp này. Cha, mẹ có quyền yêu cầu có thể là cha đẻ, mẹ đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi; cha chồng, mẹ chồng; cha vợ, mẹ vợ. Người thân thích khác là những người không phải cha, mẹ (đã nêu trên) mà có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.

Thuận tình ly hôn nhưng không thỏa thuận được về chia tài sản và vấn đề nuôi con

Khi một bên vợ hoặc chồng hoặc thuận tình ly hôn nhưng các bên không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con hoặc có thỏa thuận được nhưng không đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con.

Căn cứ ly hôn trong trường hợp này là “thực sự tự nguyện ly hôn”. Sự thực sự tự nguyện ly hôn này được thể hiện thông qua việc vợ chồng cùng ký vào đơn công nhận thuận tình ly hôn xuất phát từ mong muốn, tình cảm của họ mà không phải là ly hôn giả tạo hoặc bị bất cứ ai cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn. Nếu họ đã thực sự tự nguyện ly hôn, thỏa thuận được về vấn đề con chung, tài sản chung và thỏa thuận này đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của vợ, con thì tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

Việc các bên không thỏa thuận hoặc thỏa thuận nhưng không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ, con sẽ được coi là tình tiết mới có tính chất “có tranh chấp”, biến vụ việc thành tranh chấp hôn nhân gia đình. Lúc này tòa án phải thụ lý vụ án để giải quyết nhưng không phải thông báo về việc thụ lý vụ án và không phải phân công lại thẩm phán giải quyết vụ việc. Như vậy, trong trường hợp này, tòa án được chủ động chuyển từ thủ tục giải quyết việc dân sự sang thủ tục giải quyết vụ án dân sự mà không cần đơn yêu cầu của đương sự, tạo sự thuận tiện cho đương sự, đơn giản và rút ngắn thời gian tiến hành tố tụng.

Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Sau khi quyết định hoặc bản án cho ly hôn của tòa án có hiệu lực pháp luật, theo thỏa thuận của hai bên hoặc phán quyết của tòa án, con chung sẽ được giao cho một bên, hai bên trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng. Người còn lại phải cấp dưỡng cho con và được thăm nom con, không được quyền nuôi con vì nhiều lý do, phổ biến nhất là không đủ điều kiện nuôi con bằng bên còn lại. Tuy nhiên, không phải người này không thể trực tiếp nuôi dưỡng con trong suốt quá trình cho đến khi con trưởng thành.

Sau khi ly hôn, pháp luật cho phép họ có cơ hội giành lại quyền nuôi con bằng quy định tại Điều 84 Luật HN&GĐ năm 2014. Theo đó, nếu cha, mẹ thỏa thuận được về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con thì thỏa thuận này phải được lập thành văn bản, được tòa án công nhận. Nếu không đạt được thống nhất, có tranh cãi, thì vụ việc trở thành tranh chấp hôn nhân gia đình, tòa án sẽ quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con khi xét thấy người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục con sau khi tham khảo ý kiến của con từ 07 tuổi trở lên.

Người có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn bao gồm: cha, mẹ; người thân thích; cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; hội liên hiệp phụ nữ. Người yêu cầu thay đổi người nuôi con phải cung cấp chứng cứ để chứng minh người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để chăm sóc tốt cho con, có thể là:

– Không có chỗ ở ổn định;

– Không có thu nhập ổn định (tiền lương, tiền công lao động hoặc thu nhập đều đặn khác) và tài sản hợp pháp khác (sổ tiết kiệm, chứng khoán, vốn góp đầu tư, đất đai…);

– Không dành thời gian cho con (công việc quá bận rộn, thường xuyên phải đi xa, thường xuyên để con cho người khác chăm sóc…);

– Khả năng chăm sóc và hiểu con (cách xử lý khi con ốm, con đánh nhau; hiểu về các sở thích, thói quen của con, mắng chửi, nặng lời với con, dùng bạo lực về thể xác với con…);

– Có lối sống đồi trụy; phá tán tài sản của con; xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật và đạo đức xã hội…

Về nguyên tắc, hầu hết các vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình do Luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh đều thuộc thẩm quyền dân sự của toà án. Theo Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Toà án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự những vụ việc về hôn nhân và gia đình sau đây :

– Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, chia tài sản sau khi ly hôn;

– Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;

– Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;

– Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ;

– Tranh chấp về cấp dưỡng;

– Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;

– Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi huỷ kết hôn trái pháp luật;

– Yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật;

– Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thoả thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;

– Yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;

– Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn;

Khi ly hôn, các cặp vợ chồng không thể tránh khỏi tranh chấp về quyền nuôi con bởi cả cha và mẹ đều muốn là người trực tiếp nuôi dưỡng con cái mình. Vậy giải quyết vấn đề tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn như thế nào? Điều 81 Luật HNGĐ quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn.

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn.

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Như vậy, khi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, mục đích hôn nhân không đạt được cũng như có một trong những căn cứ khác cho rằng cuộc hôn nhân không thể kéo dài thì Tòa án sẽ xem xét và giải quyết cho ly hôn.

2. Thẩm quyền giải quyết

Căn cứ vào khoản 1 Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, vấn đề tranh chấp về quyền nuôi con sau khi ly hôn thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Theo điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp này.

3. Giải quyết ly hôn chia tài sản

* Tài sản chung của vợ chồng là gì?

Khái niệm tài sản chung vợ chồng được quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Luật HN&GĐ) như sau:

“1.Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”

Căn cứ theo quy định trên, tài sản chung vợ chồng gồm:

– Tài sản do vợ, chồng tạo ra; thu nhập do lao động; sản xuất; kinh doanh; hoa lợi; lợi tức từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân trừ khi phát sinh từ tài sản riêng sau khi đã chia;

– Quyền sử dụng đất sau khi kết hôn trừ trường hợp được thừa kế riêng, tặng cho riêng hoặc thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Trong đó, tài sản chung vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Ngoài ra, theo quy định của Luật HN&GĐ, về chế độ tài sản chung vợ chồng, pháp luật tôn trọng thỏa thuận của các cặp vợ chồng. Do đó; việc phân chia tài sản vợ chồng có thể được thực hiện trong thời kỳ hôn nhân; ngay tại thời điểm ly hôn hoặc sau khi ly hôn tùy thỏa thuận.

* Loại tài sản không phải chia khi ly hôn

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thể có tài sản chung hoặc có tài sản riêng. Khi ly hôn, việc phân chia tài sản dựa theo thỏa thuận của hai bên. Theo đó, có 02 loại tài sản sau đây không phải chia khi hai vợ chồng ly hôn:

– Tài sản được thỏa thuận không phân chia. Nguyên tắc khi giải quyết ly hôn theo Điều 59 Luật HN&GĐ là tự nguyện và thỏa thuận. Do đó, nếu vợ chồng thỏa thuận về tài sản chung thì Tòa án công nhận việc thỏa thuận đó;

– Tài sản riêng của vợ, chồng: Theo Điều 11 Nghị định 126 năm 2014 của Chính phủ, các tài sản sau đây sẽ được coi là tài sản riêng: Quyền tài sản với đối tượng sở hữu trí tuệ; Tài sản có trước khi kết hôn; Tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân…

Với những tài sản riêng này; vì không có sự đóng góp của người còn lại nên người này không được yêu cầu Tòa án phân chia.

* Phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn

a. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Ưu tiên thỏa thuận

Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề; trong đó có cả vấn đề phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét; quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình về tài sản chung vợ chồng để giải quyết.

Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp vợ, chồng có quyền; nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.

Giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ; chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc.

Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn; Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ; con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Nếu không thỏa thuận được và một trong hai bên hoặc cả hai bên có yêu cầu thì Tòa án sẽ giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật HN&GĐ bằng cách chia đôi nhưng phải tính đến các yếu tố:

– Hoàn cảnh của gia đình và vợ, chồng như tình trạng sức khỏe, khả năng lao động… Căn cứ vào tình hình thực tế, bên nào khó khăn hơn sau khi ly hôn sẽ được chia nhiều hơn…

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung này. Bên có công sức nhiều hơn thì được chia nhiều hơn. Tuy nhiên, vợ, chồng ở nhà nội trợ vẫn được tính là lao động có thu nhập tương đương với người đi làm;

–  Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập. Dù vậy, việc bảo vệ này không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của người còn lại;

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng: Lỗi của một bên dẫn đến việc ly hôn của vợ chồng: Một trong hai người có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy…

* Có được đòi chia tài sản khi đã ly hôn nhiều năm?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01 năm 2016, vợ, chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có phân chia tài sản chung vợ, chồng.

Nếu không thỏa thuận được và có yêu cầu gửi Tòa án thì Tòa án sẽ xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hay theo luật định.

Do đó, việc phân chia tài sản chung vợ chồng là quyền của hai người. Hai người có thể thực hiện theo thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết. Do đó; nếu có yêu cầu, dù là khi đã ly hôn nhiều năm thì vẫn có quyền yêu cầu Tòa án ly hôn.

* Con có được chia từ tài sản chung của cha, mẹ không?

Việc phân chia tài sản khi ly hôn chỉ thực hiện với phần tài sản của hai vợ, chồng và theo thỏa thuận của hai vợ chồng (nếu có). Do đó, khi ly hôn, vợ, chồng chia tài sản chung không liên quan đến tài sản của con cũng như người con sẽ không tham gia vào quá trình chia tài sản của cha, mẹ.

Tuy nhiên, sau khi vợ, chồng thực hiện xong thủ tục phân chia tài sản khi ly hôn, một trong hai hoặc cả hai có thể tặng cho con phần tài sản mà mình được hưởng hoặc để lại di chúc cho con sau khi cha, mẹ chết.

* Trình tự, thủ tục Tòa án giải quyết phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Nội dung đơn khởi kiện:

Đơn khởi kiện chia tài sản khi ly hôn (đơn phương) phải đảm bảo các nội dung theo quy định tại (Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Cụ thể nội dung đơn như sau:

– Tên đơn: Đơn khởi kiện (V/v phân chia tài sản chung sau ly hôn…)

– Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

– Tên Tòa án có thẩm quyền (Tòa án nơi bị đơn cư trú)

– Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện. Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ;

– Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị khởi kiện;

– Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm, những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện;

– Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Thành phần hồ sơ:

– Đơn khởi kiện về việc phân chia tài sản chung sau khi ly hôn (mẫu đơn);

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản sao)

– Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (bản sao)

– Bản án/quyết định của Tòa án về việc ly hôn;

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng;

– Các tài liệu chứng cứ khác có liên quan.

Trình tự, thủ tục khởi kiện:

Bước 1: Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Bước 2: Tòa án xem xét đơn. Nếu đơn hợp lệ Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.

Bước 3: Người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí ly hôn. Nộp biên nhận tạm ứng án phí đến Tòa án để Tòa tiến hành giải quyết vụ án. Án phí trong vụ án chia tài sản ly hôn được xác định theo giá trị tài sản quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án. Xem xét, kiểm tra hồ sơ và tiến hành hòa giải.

Bước 5: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và phúc thẩm (nếu có).

Bản án/quyết định của Tòa án sẽ có hiệu lực pháp luật và quyền và nghĩa vụ của các bên trong tranh chấp sẽ phát sinh nếu quyết định/bản án không có kháng cáo/kháng nghị.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn đề về Quyền nuôi con cái và phân chia tài sản chung khi ly hôn. Văn Phòng Luật Trí Nhân hân hạnh đồng hành cùng khách hàng để giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp đến chúng tôi theo thông tin dưới đây.

_________________________________________

Văn Phòng Luật Trí Nhân
Add: Số 35, ngõ 117, Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 096.758.4290
Email: trinhanlaw@gmail.com

Đánh giá

Chọn số (1-5) sao để đánh giá

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số đánh giá 2

Chưa có đánh giá! Bạn hãy là người đầu tiên

Khi bạn thấy hữu ích...

Hãy Bấm Theo Dõi trên các nền tảng khác nhé

Chúng tôi xin lỗi vì chưa làm bạn hài lòng

Chúng tôi sẽ cải tiến

Hãy cho chúng tôi biết cần cải tiến

Quy trình làm việc​

  • 1. TIẾP NHẬN – Con người là trên hết

    Mọi thông tin được tiếp nhận từ nhu cầu của khách hàng, thân chủ sẽ do các luật sư chuyên trách đảm nhiệm và phân tích, đánh giá các quy trình thực hiện.

  • 2. XỬ LÝ – Kiến thức và lợi ích các bên hài hòa

    Mỗi vụ việc có đặc thù riêng đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu sắc, đưa ra phương thức làm việc với các bên liên quan, đồng thời điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp thực tế. Xử lý nhanh và đúng theo các chuẩn mực pháp luật cũng như các quy định hành chính là trách nhiệm của đội ngũ chúng tôi.

  • 3. KẾT QUẢ - có lợi cho thân chủ, khách hàng

    Bằng hoạt động của mình, chúng tôi mang lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng theo cam kết của 2 bên.

VPLS Trí Nhân​

Đội ngũ của Chúng tôi

Vu
Ls. Dương Văn Vũ

Trưởng Văn phòng luật sư

z5927572770653_095b543b9ba733456b7cc9dfb3d8a8eb
Phạm Đình Toản

(Luật gia - Chuyên sở hữu Trí tuệ)

Quynh
Ls. Đặng Văn Quỳnh
Hoang Anh
Tạ Hoàng Anh

Trưởng phòng Tư vấn

Nhật xét đánh giá​

Về Dịch vụ Pháp lý thường xuyên

Chúng tôi hài lòng với hệ thống pháp lý mà VPLS xây dựng cho công ty. Khi mới thành lập chúng tôi chỉ tập trung vào sản xuất, còn các vấn đề văn bản pháp lý, thủ tục đã được Trí Nhân giải quyết.

Trần Ngọc Hiệp CEO - Nhựa Hiệp Minh

Chi nhánh của chúng tôi không có cán bộ pháp lý nên sử dụng dịch vụ Gói cơ bản của VPLS rất thích hợp. Các giấy phép con cũng được các bạn tư vấn làm thuận lợi.

Hữu Chung Trưởng Chi nhánh

Việc hợp tác với VPLS giúp tôi giảm được chi phí, không phải bận tâm nhiều về các thủ tục pháp lý. Hợp đồng kinh tế chuẩn là thế mạnh của VPLS

Hoàng Đông Giám đốc