Dịch vụ Pháp lý

Chúng tôi tập trung vào các hoạt động tham gia Tố tụng, tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý khác như cấp giấy phép cho ngành nghề đặc thù (y tế, PCCC,…)

Thủ tục nhận nuôi con nuôi

Hiện nay, việc nhận nuôi con nuôi đang diễn ra rất phổ biến, nhu cầu nhận con nuôi của những người độc thân và các cặp vợ chồng hiếm muộn đều rất cao. Tuy nhiên, việc nhận con nuôi phải tuân thủ điều kiện, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn quy trình, thủ tục nhận con nuôi trong nước.

1. Quy định của pháp luật Việt Nam về việc nhận con nuôi

Theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi, có thể hiểu việc nhận con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

Người nhận con nuôi cần phải đáp ứng các điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật thì mới được nhận con nuôi. Theo Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì người nhận con nuôi là những người có: năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; có tư cách đạo đức tốt.

Trường hợp nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài thì ngoài những điều kiện trên còn phải đáp ứng những các điều kiện khác như: trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi thì cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú; các điều kiện nhận nuôi con của người nước ngoài thường trú ở nước ngoài hay trường hợp nhận trẻ nước ngoài làm con nuôi cũng được quy định cụ thể tại Điều 28, Điều 40 Luật Nuôi con nuôi 2010 và các văn bản pháp luật có liên quan.

Bên cạnh đó để tránh việc lợi dụng nhận con nuôi vì những mục đích trái với quy định pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được nhận nuôi tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010 đã đưa ra các hành vi nuôi con nuôi bị cấm bao và quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 về cá nhân thuộc những trường hợp không được nhận con nuôi.

2. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhận con nuôi

Theo Điều 9 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì thẩm quyền đăng ký nhận con nuôi sẽ thuộc về:

– UBND cấp xã nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi trong trường hợp nhận con nuôi trong nước.

– Sở Tư pháp cấp tỉnh nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi trong trường hợp nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài; UBND cấp tỉnh nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Còn đối với công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài nhận con nuôi thì thẩm quyền thuộc về cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

3. Trình tự, thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

Hồ sơ gồm có hồ sơ của người nhận con nuôi và của người được giới thiệu làm con nuôi. Những giấy tờ, văn bản cần thiết trong hồ sơ được quy định tại Điều 17, 18 Luật Nuôi con nuôi 2010 và Điều 7 Nghị định 19/2011/NĐ-CP bao gồm:

– Với người nhận nuôi con, khi thực hiện thủ tục cần chuẩn bị 1 bộ gồm các giấy tờ:

+ Đơn xin nhận con nuôi (theo mẫu quy định);

+ Hộ chiếu, CMND hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (bản sao);

+ Phiếu lý lịch tư pháp;

+ Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

+ Văn bản các nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.

+ Trường hợp nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì cần thêm Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; Bản điều tra về tâm lý, gia đình…

– Đối với người được nhận làm con nuôi cần những giấy tờ sau:

+ Giấy khai sinh;

+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

+ Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

+ Các giấy tờ khác (nếu có): trẻ bị bỏ rơi cần biên bản xác nhận do UBND hoặc công an cấp xã nơi phát hiện trẻ lập; Quyết định tiếp nhận trẻ ở cơ sở nuôi dưỡng; Nếu có yếu tố nước ngoài thì cần tài liệu chứng minh đã tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ nhưng không tìm được…

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người nhận con nuôi phải nộp các hồ sơ trên tại cơ quan có thẩm quyền như đã đề cập. Thời hạn giải quyết là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Sau khi UBND nhận đủ hồ sơ sẽ kiểm tra, tiến hành lấy ý kiến của cha mẹ đẻ, một trong hai người nếu người còn lại chết, mất tích; lấy ý kiến của người giám hộ nếu cha mẹ của đứa trẻ bị chết, mất tích.

Bước 3: Trao giấy chứng nhận nuôi con nuôi

Sau khi xét thấy hai bên có đủ điều kiện theo quy định thì UBND xã sẽ tổ chức đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng… và ghi vào Sổ hộ tịch.

Thời gian thực hiện thủ tục này là 20 ngày kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người phải lấy ý kiến đã nêu ở trên. Nếu UBND xã từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn đề về trình tự, thủ tục nhận con nuôi theo pháp luật Việt Nam. Văn Phòng Luật Trí Nhân hân hạnh đồng hành cùng khách hàng để giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp đến chúng tôi theo thông tin dưới đây.

_________________________________________

Văn Phòng Luật Trí Nhân
Add: Số 35, ngõ 117, Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 096.758.4290
Email: trinhanlaw@gmail.com

Đánh giá

Chọn số (1-5) sao để đánh giá

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số đánh giá 2

Chưa có đánh giá! Bạn hãy là người đầu tiên

Khi bạn thấy hữu ích...

Hãy Bấm Theo Dõi trên các nền tảng khác nhé

Chúng tôi xin lỗi vì chưa làm bạn hài lòng

Chúng tôi sẽ cải tiến

Hãy cho chúng tôi biết cần cải tiến

Quy trình làm việc​

  • 1. TIẾP NHẬN – Con người là trên hết

    Mọi thông tin được tiếp nhận từ nhu cầu của khách hàng, thân chủ sẽ do các luật sư chuyên trách đảm nhiệm và phân tích, đánh giá các quy trình thực hiện.

  • 2. XỬ LÝ – Kiến thức và lợi ích các bên hài hòa

    Mỗi vụ việc có đặc thù riêng đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu sắc, đưa ra phương thức làm việc với các bên liên quan, đồng thời điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp thực tế. Xử lý nhanh và đúng theo các chuẩn mực pháp luật cũng như các quy định hành chính là trách nhiệm của đội ngũ chúng tôi.

  • 3. KẾT QUẢ - có lợi cho thân chủ, khách hàng

    Bằng hoạt động của mình, chúng tôi mang lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng theo cam kết của 2 bên.

VPLS Trí Nhân​

Đội ngũ của Chúng tôi

Vu
Ls. Dương Văn Vũ

Trưởng Văn phòng luật sư

z5927572770653_095b543b9ba733456b7cc9dfb3d8a8eb
Phạm Đình Toản

(Luật gia - Chuyên sở hữu Trí tuệ)

Quynh
Ls. Đặng Văn Quỳnh
Hoang Anh
Tạ Hoàng Anh

Trưởng phòng Tư vấn

Nhật xét đánh giá​

Về Dịch vụ Pháp lý thường xuyên

Chúng tôi hài lòng với hệ thống pháp lý mà VPLS xây dựng cho công ty. Khi mới thành lập chúng tôi chỉ tập trung vào sản xuất, còn các vấn đề văn bản pháp lý, thủ tục đã được Trí Nhân giải quyết.

Trần Ngọc Hiệp CEO - Nhựa Hiệp Minh

Chi nhánh của chúng tôi không có cán bộ pháp lý nên sử dụng dịch vụ Gói cơ bản của VPLS rất thích hợp. Các giấy phép con cũng được các bạn tư vấn làm thuận lợi.

Hữu Chung Trưởng Chi nhánh

Việc hợp tác với VPLS giúp tôi giảm được chi phí, không phải bận tâm nhiều về các thủ tục pháp lý. Hợp đồng kinh tế chuẩn là thế mạnh của VPLS

Hoàng Đông Giám đốc