Tranh Tụng

VPLS Trí Nhân thực hiện Tranh tụng tại tòa cho thân chủ, đảm bảo, bảo vệ quan điểm và lợi ích cho thân chủ của mình, phản bác lại quan điểm và lợi ích của phía đối lập.

Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án

Tranh chấp lao động cá nhân là một vấn đề nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động. Các vấn đề như quyền nghỉ phép, lương thưởng, chế độ bảo hiểm, hay chấm dứt hợp đồng lao động thường là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tranh chấp.

Trong suốt quá trình tố tụng tại tòa án, Văn phòng Luật sư Trí Nhân tự hào mang đến cho khách hàng dịch vụ tranh tụng chuyên nghiệp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.

1. Tranh chấp lao động cá nhân là gì?

Căn cứ Điều 179 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tranh chấp lao động cá nhân như sau:

“Tranh chấp lao động

1. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Các loại tranh chấp lao động bao gồm:

a) Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;

b) Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.
…”

Như vậy, tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án

Theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Lao động 2019, thời hiệu khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân là:

  • Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều 190 Bộ luật lao động 2019 thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Tòa án nhân dân

Theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 189 Bộ luật Lao động năm 2019, các bên có quyền yêu cầu Tòa án Nhân dân (TAND) giải quyết tranh chấp trong các trường hợp sau:

  • Sau khi hòa giải viên lao động tiến hành thủ tục hòa giải nhưng các bên không đồng ý chọn Hội đồng trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp, hoặc đã đồng ý chọn Hội đồng trọng tài nhưng đã hết thời hạn mà Ban trọng tài lao động vẫn chưa được thành lập;
  • Hết thời hạn quy định mà Ban trọng tài lao động chưa ra quyết định giải quyết tranh chấp;
  • Một trong các bên không thực hiện quyết định của Ban trọng tài lao động.

TAND được xem là một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả, phổ biến và dễ tiếp cận. Phán quyết của TAND có tính cưỡng chế thi hành cao và có thể giải quyết triệt để tranh chấp. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân (TCLĐCN) được xác định theo thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, cụ thể như sau:

Tòa án có thẩm quyền giải quyết các loại tranh chấp lao động cá nhân sau:

Tranh chấp phải qua hòa giải:

  • Nếu hai bên hòa giải thành nhưng không thực hiện đúng cam kết;
    Hòa giải không thành;
  • Hết thời hạn mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải.

Tranh chấp không cần qua hòa giải:

  • Xử lý kỷ luật lao động với hình thức sa thải hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đơn phương;
  • Bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Giữa người giúp việc gia đình và người sử dụng lao động;
  • Về các chế độ bảo hiểm (xã hội, y tế, thất nghiệp, tai nạn lao động…);
  • Về bồi thường thiệt hại khi người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  • Giữa người lao động thuê lại và người sử dụng lao động thuê lại.
  • Tranh chấp mà hai bên đã thỏa thuận chọn Hội đồng trọng tài lao động nhưng:
  • Ban trọng tài lao động không thành lập;
  • Ban trọng tài không ra quyết định trong thời hạn;
  • Một trong hai bên không thực hiện quyết định của Ban trọng tài.

Thẩm quyền của Tòa án Nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh

Tòa án Nhân dân cấp huyện: Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm các tranh chấp lao động, trừ những tranh chấp có yếu tố nước ngoài hoặc phải chuyển lên Tòa cấp tỉnh.

Tòa án Nhân dân cấp tỉnh: Tòa cấp tỉnh có thẩm quyền sơ thẩm khi:

  • Có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài;
  • Cần ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
  • Ngoài ra, Tòa án cấp tỉnh còn giải quyết các vụ việc phúc thẩm đối với các bản án của Tòa án cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.

Thẩm quyền theo lãnh thổ

  • Tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc: Đây là tòa án thông thường có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nếu bị đơn là cá nhân. Nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức thì thẩm quyền thuộc về tòa án nơi bị đơn có trụ sở.
  • Thỏa thuận giữa các bên: Nếu hai bên thỏa thuận, tranh chấp có thể được giải quyết tại tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc hoặc có trụ sở.

Với những trường hợp có yếu tố nước ngoài hoặc tài sản ở nước ngoài, tòa án cấp tỉnh sẽ xử lý. Trường hợp đơn giản, không có yếu tố phức tạp, tòa án cấp huyện sẽ là nơi giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.

4. Trinh tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thông qua Tòa án

Trình tự, thủ tục giải quyết TCLĐCN tại TAND được thực hiện chặt chẽ theo quy định của Bộ
luật Tố tụng dân sự hiện hành từ giai đoạn thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm, trong một
số trường hợp có thể xét xử phúc thẩm hoặc xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Đây
cũng là phương thức giải quyết TCLĐCN duy nhất được quy định cụ thể, chi tiết trình tự, thủ tục
giải quyết. Nhưng cũng vì sự ràng buộc của thủ tục tố tụng nên thời gian giải quyết kéo dài gây bất
mãn cho các bên tranh chấp, đặc biệt là khi các bên tranh chấp thiếu kiến thức pháp lý thường gặp
rất nhiều khó khăn từ giai đoạn khởi kiện đến cả giai đoạn thi hành án.
Tóm tắt về thời gian giải quyết TCLĐCN:

Thời gian xử lý đơn khởi kiện (03-05 ngày làm việc):

  • Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đơn, Chánh án phân công Thẩm phán xem xét đơn.
  • Thẩm phán có 05 ngày để: yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn; thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc rút gọn (nếu đủ điều kiện); chuyển đơn cho Tòa có thẩm quyền; hoặc trả lại đơn nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền.
  • Lưu ý: Nếu đơn cần sửa đổi hoặc bổ sung, thời gian này sẽ kéo dài, gây khó khăn cho những người không nắm rõ thủ tục pháp lý.

Thời gian phân công Thẩm phán (03 ngày làm việc):

  • Nếu đơn hợp lệ, Chánh án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết vụ án trong vòng 03 ngày kể từ khi thụ lý vụ án (theo Điều 197 Bộ luật Tố tụng Dân sự).

Thời gian chuẩn bị xét xử (02-03 tháng):

  • Thời gian chuẩn bị xét xử đối với các tranh chấp lao động là 02 tháng kể từ ngày thụ lý. Trong trường hợp phức tạp hoặc có sự kiện bất khả kháng, thời gian này có thể kéo dài thêm 01 tháng, nhưng không quá tổng cộng 03 tháng (theo Điều 203).

Xét xử sơ thẩm (01-02 tháng):

  • Nếu hòa giải không thành và không có căn cứ đình chỉ, Thẩm phán sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Phiên tòa sơ thẩm sẽ diễn ra trong vòng 01 tháng kể từ khi có quyết định, hoặc tối đa 02 tháng nếu có lý do chính đáng.

Giao, gửi bản án (10 ngày):

  • Sau khi tuyên án, Tòa phải giao hoặc gửi bản án cho các bên và cá nhân, tổ chức liên quan trong vòng 10 ngày (theo Điều 269).

Bản án có hiệu lực (01 tháng):

  • Sau 01 tháng kể từ ngày tuyên án, nếu không có kháng cáo hoặc kháng nghị, bản án sẽ có hiệu lực pháp luật (theo Điều 280).

Nhìn chung, dù quy trình giải quyết tại TAND chi tiết và rõ ràng, thời gian kéo dài khiến các bên dễ cảm thấy bất mãn, nhất là khi họ không hiểu rõ các quy định pháp lý.

5. Dịch vụ tranh tụng của Văn phòng Luật sư Trí Nhân

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh chấp lao động, Văn phòng Luật sư Trí Nhân cung cấp dịch vụ tư vấn và đại diện tranh tụng trong suốt quá trình tố tụng tại Tòa án. Chúng tôi cam kết:

  • Tư vấn pháp lý chi tiết: Hỗ trợ khách hàng từ khâu chuẩn bị hồ sơ khởi kiện đến phân tích pháp lý và dự đoán kết quả.
  • Bảo vệ quyền lợi tối đa: Luôn ưu tiên tìm kiếm giải pháp có lợi nhất cho khách hàng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ.
  • Đại diện tranh tụng chuyên nghiệp: Chúng tôi đại diện khách hàng làm việc với cơ quan chức năng, tham gia đầy đủ các phiên hòa giải, xét xử và thi hành án.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp lao động, hãy liên hệ ngay với Văn phòng Luật sư Trí Nhân để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý kịp thời.

Văn phòng Luật sư Trí Nhân
Địa chỉ: Số 35, ngõ 117, Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 096.758.4290
Email: trinhanlaw@gmail.com

Đánh giá

Chọn số (1-5) sao để đánh giá

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số đánh giá 3

Chưa có đánh giá! Bạn hãy là người đầu tiên

Khi bạn thấy hữu ích...

Hãy Bấm Theo Dõi trên các nền tảng khác nhé

Chúng tôi xin lỗi vì chưa làm bạn hài lòng

Chúng tôi sẽ cải tiến

Hãy cho chúng tôi biết cần cải tiến

Quy trình làm việc​

  • 1. TIẾP NHẬN – Con người là trên hết

    Mọi thông tin được tiếp nhận từ nhu cầu của khách hàng, thân chủ sẽ do các luật sư chuyên trách đảm nhiệm và phân tích, đánh giá các quy trình thực hiện.

  • 2. XỬ LÝ – Kiến thức và lợi ích các bên hài hòa

    Mỗi vụ việc có đặc thù riêng đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu sắc, đưa ra phương thức làm việc với các bên liên quan, đồng thời điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp thực tế. Xử lý nhanh và đúng theo các chuẩn mực pháp luật cũng như các quy định hành chính là trách nhiệm của đội ngũ chúng tôi.

  • 3. KẾT QUẢ - có lợi cho thân chủ, khách hàng

    Bằng hoạt động của mình, chúng tôi mang lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng theo cam kết của 2 bên.

VPLS Trí Nhân​

Đội ngũ của Chúng tôi

Vu
Ls. Dương Văn Vũ

Trưởng Văn phòng luật sư

z5927572770653_095b543b9ba733456b7cc9dfb3d8a8eb
Phạm Đình Toản

(Luật gia - Chuyên sở hữu Trí tuệ)

Quynh
Ls. Đặng Văn Quỳnh
Hoang Anh
Tạ Hoàng Anh

Trưởng Phòng Tư vấn

Nhật xét đánh giá​

Về Dịch vụ Pháp lý thường xuyên

Chúng tôi hài lòng với hệ thống pháp lý mà VPLS xây dựng cho công ty. Khi mới thành lập chúng tôi chỉ tập trung vào sản xuất, còn các vấn đề văn bản pháp lý, thủ tục đã được Trí Nhân giải quyết.

Trần Ngọc Hiệp CEO - Nhựa Hiệp Minh

Chi nhánh của chúng tôi không có cán bộ pháp lý nên sử dụng dịch vụ Gói cơ bản của VPLS rất thích hợp. Các giấy phép con cũng được các bạn tư vấn làm thuận lợi.

Hữu Chung Trưởng Chi nhánh

Việc hợp tác với VPLS giúp tôi giảm được chi phí, không phải bận tâm nhiều về các thủ tục pháp lý. Hợp đồng kinh tế chuẩn là thế mạnh của VPLS

Hoàng Đông Giám đốc